Câu hỏi:
Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012
Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Trong trường hợp anh chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trái với quy định của pháp luật thì anh phải có trách nhiệm theo quy định tài ĐIều 42 như sau:
Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
Tùy vào các trường hợp và mong muốn của anh cũng như người lao động anh có thể áp dụng các khoản tại Điều luật trên để biết về trách nhiệm của mình.
LUẬT SƯ FUTURE LAWYERS CHỈ NHẬN THÙ LAO CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẬN ĐƯỢC QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA MÌNH. .
- Bảo hiểm xã hội TP.Hồ Chí Minh: Đẩy mạnh các hình thức giao dịch điện tử (24.04.2020)
- Một công ty ở Đồng Nai tặng 1 chỉ vàng/người cho hàng trăm công nhân (23.04.2020)
- TPHCM điều chỉnh giảm thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức (15.04.2020)
- Lương hưu sẽ giảm nếu dừng đóng bảo hiểm xã hội do Covid-19? (14.04.2020)
- Lao động tự do điêu đứng vì dịch (13.04.2020)
- Chính thức hỗ trợ cho nhiều đối tượng khó khăn do Covid-19 (11.04.2020)
- Hộ nghèo nào ở TP.HCM được nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid-19? (10.04.2020)
- Cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch: Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu kinh tế (09.04.2020)
- TP.HCM bắt đầu chi hỗ trợ cho người bị tác động bởi dịch Covid-19 (08.04.2020)
- 62.000 tỉ đồng hỗ trợ khoảng 20 triệu đối tượng khó khăn (07.04.2020)